Thư pháp gia

Vĩnh Nguyên - Lại Cao Nguyện

  • Địa chỉ:
    102 A7, TT Đồng Xa, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại:
    090 464 2992

Thông tin đôi nét về tác giả

  • Tu nghiệp Thư pháp tại Trung Quốc
  • Nguyên chủ nhiệm khoa Trung trường Đại học Sư Phạm Ngoại Ngữ
  • Chủ nhiệm CLB UNESCO Thư Pháp Việt Nam
  • Chủ nhiệm văn phòng liên lạc Hồng Lệ Thư Họa Quán Thâm Quyến Trung Quốc tại Hà Nội
  • Cố vấn đối ngoại Hội Thư Pháp Truyền Thừa Đài Bắc
  • Cố vấn thứ nhất Mạng Thư Họa Việt Nam http://www.thuhoavietnam.com/
  • Sở trường: Lệ, Thảo, Khải, Hành

Năm 1999
  • Thành lập Thăng Long Thư Họa Quán - tiền thân Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam
  • Thiết lập quan hệ, đặt nền móng giao lưu với Hồng Lệ Thư Họa quán Thâm Quyến Trung Quốc
  • Thiết lập quan hệ, đặt nền móng giao lưu với hội Thư pháp Truyền Thừa Đài Bắc

Năm 2000
  • Hoạch định, tổ chức, tham gia triển lãm Thư pháp tính chất toàn quốc lần đầu tiên Thư Pháp tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội với danh nghĩa tổ chức của Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam

Năm 2001
  • Tham gia triển lãm Mùa xuân tôn vinh văn hóa dân tộc.

2001 đến nay
  • Tổ chức, tham gia giảng dạy, nhân rộng phong trào dạy và học Thư pháp tại nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội, đào tạo nên nhiều thế hệ thư pháp kế cận với những học trò tiêu biểu, là tiềm năng cho nền Thư pháp nước nhà

Trích dẫn

Nội dung trích dẫn từ 1 số trang báo.

"Người thứ ba trong “Tứ trụ thư pháp” là Vĩnh nguyên Lại Cao Nguyện. Cụ Nguyện giờ không tiếp người xin chữ. Biết cụ đã 85 tuổi và nhiều bệnh, nhưng tôi vẫn cứ thử tìm đến theo chữ duyên. May mắn, sau vài tiếng gõ cửa xin gặp, khi biết khách là người yêu chữ, cụ vui vẻ pha ấm trà ngon tiếp đãi và tận tình chỉ rõ nội dung từng bức thư pháp treo khắp hai tầng nhà. Nuối tiếc khi nhiều người chưa hiểu nhiều về thư pháp và Hán Nôm, cụ nhắc nhở tôi việc học chưa bao giờ là muộn.
Ngắm nhìn, suy ngẫm để hiểu nội dung những tác phẩm cụ Nguyện sáng tạo, tôi như thấy tâm mình bình an hơn, thấy cái chân - thiện - mỹ tưởng gần mà lại rất xa ở chốn nhân gian. Có nét chữ nhẹ nhàng như gió thoảng, hiền từ mà thoát tục; có nét mạnh mẽ, kiên cường như để trấn tà, xóa tan ngay cái ác khi chưa kịp khởi sinh trong tâm."

Trích nguồn: https://baodauthau.vn/thoi-su/nhung-dai-thu-thu-phap-viet-xuan-hong-tren-giay-63274.html